Daniel Jones Authentic Jersey  VĂN PHẠM
Thursday, 18 April 2024

 

A+ R A-

Văn Phạm

CÁCH ĐÁNH VẦN

1.  Đánh vần từ trái qua phải bằng cách ghép từng âm một và cuối cùng thêm dấu.

2.  Mỗi nguyên âm là một âm riêng.

3.  Mỗi phụ âm đơn là một âm riêng.

4.  Mỗi phụ âm kép là một âm riêng, không đọc từng phụ âm một.  Thí dụ, phụ âm kép "th" đánh vần là "thờ" chứ không phải là "tờ-hờ".

 

Thí dụ:  Từ "bạn" sẽ được đánh vần như sau:  bờ-a-ba-nờ-ban-nặng-bạn.

Sau đây là cách ghép âm của các vần và một số thí dụ:

Vần Cách Đánh Vần Thí Dụ Cách Đánh Vần
an a-nờ-an lan lờ-a-la-nờ-lan
ăn á-nờ-ăn rắn rờ-á-rá-nờ-răn-sắc-rắn
ân ớ-nờ-ân lân lờ-ớ-lớ-nờ-lân
en e-nờ-en kèn cờ-e-ke-nờ-ken-huyền-kèn
ên ê-nờ-ên sên sờ-ê-sê-nờ-sên
in i-nờ-in chín chờ-i-chi-nờ-chin-sắc-chín
on o-nờ-on nón nờ-o-no-nờ-non-sắc-nón
ôn ô-nờ-ôn bốn bờ-ô-bô-nờ-bôn-sắc-bốn
ơn ơ-nờ-ơn lớn lờ-ơ-lơ-nờ-lơn-sắc-lớn
un u-nờ-un giun giờ-u-giu-nờ-giun
am a-mờ-am cam cờ-a-ca-mờ-cam
ăm á-mờ-ăm tắm tờ-á-tá-mờ-tăm-sắc-tắm
âm ớ-mờ-âm nấm nờ-ớ-nớ-mờ-nâm-sắc-nấm
em e-mờ-em kem cờ-e-ke-mờ-kem
êm ê-mờ-êm nệm nờ-ê-nê-mờ-nêm-nặng-nệm
im i-mờ-im chim chơ-i-chi-mờ-chim
om o-mờ-om mõm mờ-o-mo-mờ-mom-ngã-mõm
ôm ô-mờ-ôm tôm tờ-ô-tô-mờ-tôm
ơm ơ-mờ-ơm cơm cờ-ơ-cơ-mờ-cơm
um u-mờ-um chum chờ-u-chu-mờ-chum
at a-tờ-át bát bờ-a-ba-tờ-bát-sắc-bát
ăt á-tờ-ắt cắt cờ-á-cá-tờ-cắt-sắc-cắt
ât ớ-tờ-ất mật mờ-ớ-mớ-tờ-mất-nặng-mật
et e-tờ-ét sét sờ-e-se-tờ-sét-sắc-sét
êt ê-tờ-ết rết rờ-ê-rê-tờ-rết-sắc-rết
it i-tờ-ít thịt thờ-i-thi-tờ-thít-nặng-thịt
ot o-tờ-ót giọt giờ-o-gio-tờ-giót-nặng-giọt
ôt ô-tờ-ốt một mờ-ô-mô-tờ-mốt-nặng-một
ơt ơ-tờ-ớt nhớt nhờ-ơ-nhơ-tờ-nhớt-sắc-nhớt
ut u-tờ-út bút bờ-u-bu-tờ-bút-sắc-bút
ưt ư-tờ-ứt đứt đờ-ư-đư-tờ-đứt-sắc-đứt
ap a-pờ-áp tháp thờ-a-tha-pờ-tháp-sắc-tháp
ăp á-pờ-ắp bắp bờ-á-bá-pờ-bắp-sắc-bắp
âp ớ-pờ-ấp nấp nờ-ớ-nớ-pờ-nấp-sắc-nấp
ep e-pờ-ép dép dờ-e-de-pờ-dép-sắc-dép
êp ê-pờ-ếp rệp rờ-ê-rê-pờ-rếp-nặng-rệp
ip i-pờ-íp nhịp nhờ-i-nhi-pờ-nhíp-nặng-nhịp
op o-pờ-óp bóp bờ-o-bo-pờ-bóp-sắc-bóp
ôp ô-pờ-ốp hộp hờ-ô-hô-pờ-hốp-nặng-hộp
ơp ơ-pờ-ớp lớp lờ-ơ-lơ-pờ-lớp-sắc-lớp
up u-pờ-úp cúp cờ-u-cu-pờ-cúp-sắc-cúp
ac a-cờ-ác thác thờ-a-tha-cờ-thác-sắc-thác
ăc á-cờ-ắc mặc mờ-á-má-cờ-mắc-nặng-mặc
âc ớ-cờ-ấc gấc gờ-ớ-gớ-cờ-gấc-sắc-gấc
ec e-cờ-éc kéc cờ-e-ke-cờ-kéc-sắc-kéc
oc o-cờ-óc học hờ-o-ho-cờ-hóc-nặng-học
ôc ô-cờ-ốc mộc mờ-ô-mô-cờ-mốc-nặng-mộc
uc u-cờ-úc cúc cờ-u-cu-cờ-cúc-sắc-cúc
ưc ư-cờ-ức tức tờ-ư-tư-cờ-tức-sắc-tức
ach a-chờ-ách sách sờ-a-sa-chờ-sách-sắc-sách
êch ê-chờ-ếch lệch lờ-ê-lê-chờ-lếch-nặng-lệch
ich i-chờ-ích xích xờ-i-xi-chờ-xích-sắc-xích
anh a-nhờ-anh chanh chờ-a-cha-nhờ-chanh
ênh ê-nhờ-ênh bệnh bờ-ê-bê-nhờ-bênh-nặng-bệnh
inh i-nhờ-inh đinh đờ-i-đi-nhờ-đinh
ang a-ngờ-ang thang thờ-a-tha-ngờ-thang
ăng á-ngờ-ăng găng gờ-á-gá-ngờ-găng
âng ớ-ngờ-âng vầng vờ-ớ-vớ-ngờ-vâng-huyền-vầng
eng e-ngờ-eng xẻng xờ-e-xe-ngờ-xeng-hỏi-xẻng
ong o-ngờ-ong võng vờ-o-vo-ngờ-vong-ngã-võng
ông ô-ngờ-ông cổng cờ-ô-cô-ngờ-công-hỏi-cổng
ung u-ngờ-ung thùng thờ-u-thu-ngờ-thung-huyền-thùng
ưng ư-ngờ-ưng trứng trờ-ư-trư-ngờ-trưng-sắc-trứng
ai a-i-ai hai hờ-a-ha-i-hai
oi o-i-oi voi vờ-o-vo-i-voi
ôi ô-i-ôi chổi chờ-ô-chô-i-chôi-hỏi-chổi
ơi ơ-i-ơi dơi dờ-ơ-dơ-i-dơi
ui u-i-ui mũi mờ-u-mu-i-mui-ngã-mũi
ưi ư-i-ưi gửi gờ-ư-gư-i-gưi-hỏi-gửi
ay a-i-ay máy mờ-a-ma-i-may-sắc-máy
ây ớ-i-ây gậy gờ-ớ-gớ-i-gây-nặng-gậy
ia i-a-ia thìa thờ-i-thi-a-thia-huyền-thìa
oa o-a-oa hoa hờ-o-ho-a-hoa
ua u-a-ua búa bờ-u-bu-a-bua-sắc-búa
ưa ư-a-ưa dứa dờ-ư-dư-a-dưa-sắc-dứa
ao a-o-ao báo bờ-a-ba-o-bao-sắc-báo
eo e-o-eo mèo mờ-e-me-o-meo-huyền-mèo
au a-u-au sáu sờ-a-sa-u-sau-sắc-sáu
âu ớ-u-âu cầu cờ-ớ-cớ-u-câu-huyền-cầu
êu ê-u-êu lều lờ-ê-lê-u-lêu-huyền-lều
iu i-u-iu rìu rờ-i-ri-u-riu-huyền-rìu
ưu ư-u-ưu cừu cờ-ư-cư-u-cưu-huyền-cừu
oe o-e-oe khỏe khờ-o-kho-e-khoe-hỏi-khỏe
u-ê-uê huệ hờ-u-hu-ê-huê-nặng-huệ
iên i-ê-ia-nờ-iên kiến cờ-i-ki-ê-kia-nờ-kiên-sắc-kiến
iêm i-ê-ia-mờ-iêm diêm dờ-i-di-ê-dia-mờ-diêm
iêt i-ê-ia-tờ-iết Việt vờ-i-vi-ê-via-tờ-viết-nặng-việt
iêp i-ê-ia-pờ-iếp thiệp thờ-i-thi-ê-thia-pờ-thiếp-nặng-thiệp
iêc i-ê-ia-cờ-iếc việc vờ-i-vi-ê-via-cờ-viếc-nặng-việc
iêng i-ê-ia-ngờ-iêng kiếng cờ-i-ki-ê-kia-ngờ-kiêng-sắc-kiếng
iêu i-ê-ia-u-iêu tiêu tờ-i-ti-ê-tia-u-tiêu
ươn ư-ơ-ưa-nờ-ươn vượn vờ-ư-vư-ơ-vưa-nờ-vươn-nặng-vượn
ươm ư-ơ-ưa-mờ-ươm bướm bờ-ư-bư-ơ-bưa-mờ-bươm-săc-bướm
ươt ư-ơ-ưa-tờ-ướt rượt rờ-ư-rư-ơ-rưa-tờ-rướt-nặng-rượt
ươp ư-ơ-ưa-pờ-ướp cướp cờ-ư-cư-ơ-cưa-pờ-cướp-sắc-cướp
ươc ư-ơ-ưa-cờ-ước lược lờ-ư-lư-ơ-lưa-cờ-lước-nặng-lược
ương ư-ơ-ưa-ngờ-ương trường trờ-ư-trư-ơ-trưa-ngờ-trương-huyền-trường
ươi ư-ơ-ưa-i-ươi mười mờ-ư-mư-ơ-mưa-i-mươi-huyền-mười
ươu ư-ơ-ưa-u-ươu hươu hờ-ư-hư-ơ-hưa-u-hươu
uôn u-ô-ua-nờ-uôn buồn bờ-u-bu-ô-bua-nờ-buôn-huyền-buồn
uôm u-ô-ua-mờ-uôm nhuộm nhơ-u-nhu-ô-nhua-mờ-nhuôm-nặng-nhuộm
uôt u-ô-ua-tờ-uốt chuột chờ-u-chu-ô-chua-tờ-chuốt-nặng-chuột
uôc u-ô-ua-cờ-uốc đuốc đờ-u-đu-ô-đua-cờ-đuốc-sắc-đuốc
uông u-ô-ua-ngờ-uông vuông vờ-u-vu-ô-vua-ngờ-vuông
uôi u-ô-ua-i-uôi chuối chờ-u-chu-ô-chua-i-chuôi-sắc-chuối
uân u-ớ-úa-nờ-uân tuần tờ-u-tu-ớ-túa-nờ-tuân-huyền-tuần
uât u-ớ-úa-tờ-uất luật lờ-u-lu-ớ-lúa-tờ-luất-nặng-luật
uâng u-ớ-úa-ngờ-uâng khuâng khờ-u-khu-ớ-khúa-ngờ-khuâng
oan o-a-oa-nờ-oan khoan khờ-o-kho-a-khoa-nờ-khoan
oam o-a-oa-mờ-oam ngoạm ngờ-o-ngo-a-ngoa-mờ-ngoam-nặng-ngoạm
oat o-a-oa-tờ-oát soát sờ-o-so-a-soa-tờ-soát-sắc-soát
oap o-a-oa-pờ-oáp ngoáp ngờ-o-ngo-ngoa-pờ-ngoáp
oac o-a-oa-cờ-oác khoác khờ-o-kho-a-khoa-cờ-khoác-sắc-khoác
oach o-a-oa-chờ-oách hoạch hờ-o-ho-a-hoa-chờ-hoách-nặng-hoạch
oang o-a-oa-ngờ-oang choàng chờ-o-cho-a-choa-ngờ-choang-huyền-choàng
oanh o-a-oa-nhờ-oanh khoanh khờ-o-kho-a-khoa-nhờ-khoanh
oai o-a-oa-i-oai khoai khờ-o-kho-a-khoa-i-khoai
oay o-a-oa-i-oay xoáy xờ-o-xo-a-xoa-i-xoay-sắc-xoáy
oao o-a-oa-o-oao ngoáo ngờ-o-ngo-a-ngoa-o-ngoao-sắc-ngoáo
uyt u-i-uy-tờ-uýt buýt bờ-u-bu-i-buy-tờ-buýt-sắc-buýt
uych u-i-uy-chờ-uých huỵch hờ-u-hu-i-huy-chờ-huých-nặng-huỵch
uynh u-i-uy-nhờ-uynh huynh hờ-u-hu-i-huy-nhờ-huynh
uya u-i-uy-a-uya khuya khờ-u-khu-i-khuy-a-khuya
uyu u-i-uy-u-uyu khuỷu khờ-u-khu-i-khuy-u-khuyu-hỏi-khuỷu
uyên u-i-uy-ê-uya-nờ-uyên nguyện ngờ-u-ngu-i-nguy-ê-nguya-nờ-nguyên-nặng-nguyện
uyêt u-i-uy-ê-uya-tờ-uyết tuyết tờ-u-tu-i-tuy-ê-tuya-tờ-tuyết-sắc-tuyết
oăn o-á-óa-nờ-oăn xoăn xờ-o-xo-á-xóa-nờ-xoăn
oăm o-á-óa-mờ-oăm hoắm hờ-o-ho-á-hóa-mờ-hoăm-sắc-hoắm
oăc o-á-óa-cờ-oắc hoắc hờ-o-ho-á-hóa-cờ-hoắc-sắc-hoắc
oăng o-á-óa-ngờ-oăng loằng lờ-o-lo-á-lóa-ngờ-loăng-huyền-loằng
oen o-e-oe-nờ-oen khoen khờ-o-kho-e-khoe-nờ-khoen
oem o-e-oe-mờ-oem ngoém ngờ-o-ngo-e-ngoe-mờ-ngoem-sắc-ngoém
oet o-e-oe-tờ-oét khoét khờ-o-kho-e-khoe-tờ-khoét-sắc-khoét
oeng o-e-oe-ngờ-oeng xoèng xờ-o-xo-e-xoe-ngờ-xoeng-huyền-xoèng
oeo o-e-oe-o-oeo ngoẹo ngờ-o-ngo-e-ngoe-o-ngoeo-nặng-ngoẹo
uêch u-ê-uê-chờ-uếch tuếch tờ-u-tu-ê-tuê-chờ-tuếch-sắc-tuếch
uênh u-ê-uê-nhờ-uênh huênh hờ-u-hu-ê-huê-nhờ-huênh
oong o-o-ngờ-oong soong sờ-o-o-ngờ-soong

Xin lưu ý:

 

 

  1. Âm của chữ Ă là "a ngắn".  Tuy nhiên, vì khó phân biệt được nên vẫn đọc là "á".
  2. Âm của chữ Â là "ơ ngắn".  Vẫn đọc là "".
  3. Âm của chữ I là "i ngắn".  Vẫn đọc là "i".
  4. Âm của chữ Y là "i dài".  Vẫn đọc là "i".
  5. Âm của "" là "ia".  "ia" không có phụ âm cuối.  "" phải có phụ âm hoặc nguyên âm cuối.
  6. Âm của "ươ" là "ưa".  "ưa" không có phụ âm cuối.  "ươ" phải có phụ âm hoặc nguyên âm cuối.
  7. Âm của "" là "ua".  "ua" không có phụ âm cuối.  "" phải có phụ âm hoặc nguyên âm cuối.
  8. Âm của "" là "".  Âm "uơ" lại là "ua ngắn".  Nên đọc là "úa" giống như "â" đọc là "" vì là "ơ ngắn".  "" không có phụ âm cuối.  "" phải có phụ âm hoặc nguyên âm cuối.
  9. Âm của "uyê" là "uya".  "uya" không có phụ âm cuối.  "uyê" phải có phụ âm hoặc nguyên âm cuối.
  10. Âm của "" là "oa ngắn".  Nên đọc "" là "óa" để phân biệt.
  11. Âm của "oo" là "o dài".  Theo nguyên tắc, vần "oong" phải đánh vần là "o-o-o-ngờ-oong", nhưng có lẽ không nên dùng vì sẽ nghe ra là ba chữ "o".  Vì thế, nên đánh vần là "o-o-ngờ-oong".
DANH TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Danh từ là tiếng để chỉ người, thú vật, hay sự vật. Có hai loại danh từ là: danh từ chungdanh từ riêng.

Danh Từ Chung – Là tiếng để chỉ chung những người, thú vật hay sự vật cùng một loại.

Thí dụ: học trò, giáo sư, bàn, ghế, sách vở, bàn giấy, trâu, ngựa, bò, heo, gà, vịt, đạo đức, nhân nghĩa v.v…

Danh Từ Riêng – Là tiếng để gọi riêng từng người, từng họ, từng vùng, v.v…

Thí dụ: Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng, Trần, Nguyễn, Lý, Trịnh, núi Đá Bia, sông Cửu Long, nước Việt Nam v.v…

Danh từ được lập thành bằng một tiếng thì gọi là danh từ đơn, bằng hai tiếng trở lên thì gọi là danh từ ghép.

CÁC LOẠI DANH TỪ CHUNG

Căn cứ vào ý nghĩa, người ta chia ra làm ba loại danh từ chung:

Danh Từ Trừu Tượng – Chỉ những sự vật không có hình thể hay thực chất, giác quan không thể cảm giác được.

Thí dụ: mưu lược, nhân nghĩa, công lý, ân, oán, thù, v.v…

Danh Từ Cụ Thể – Chỉ các sự vật có hình thể, hay thực chất mà ngũ quan ta có thể cảm giác được.

Thí dụ: núi, sông, bàn, ghế, trâu, bò, nhà cửa, v.v…

Danh Từ Tổng Hợp – Danh từ tổng hợp là tiếng để gọi chung một tập hợp sự vật cùng loại. Có ba thứ danh từ tổng hợp.

Danh từ tổng hợp chỉ người: phe, nhóm, bọn, phường, đoàn, bè, lũ, toán, v.v…

Danh từ tổng hợp chỉ thú vật: đàn, bầy, loài, v.v…

Danh tư tổng hợp chỉ sự vật: đống, mớ, chùm, buồng, cụm, khóm, tập, xấp, v.v…

CÁCH LẬP THÀNH DANH TỪ GHÉP

Có nhiều cách lập thành danh từ ghép:

  1.  Ghép hai danh từ đơn, mỗi tiếng chỉ một loại, thành một danh từ ghép chỉ hai loại.

Thí dụ: quần áo, sách vở, chữ nghĩa, âm thanh, v.v…

  1.  Ghép hai danh từ đơn mà một trong hai tiếng bổ túc ý nghĩa cho tiếng kia.

Thí dụ: dược phòng, bệnh viện, hỏa xa, văn thư, v.v…

  1.  Ghép một danh từ với một động từ.

Thí dụ: thư ký, nhật ký, vật dụng, v.v…

  1.  Ghép một động từ với một danh từ.

Thí dụ: giáo sư, họa sĩ, học sinh, dưỡng phụ, thuyết khách, v.v…

  1.  Ghép hai động từ với nhau.

Thí dụ: quản thủ, quản đốc, giám đốc, cảnh sát, giám sát, v.v…

  1.  Ghép một tĩnh từ với một danh từ.

Thí dụ: huyền sử, bí danh, mật thư, v.v…

  1.  Ghép một danh từ với một tiếng đệm

Thí dụ: giấy má, tiếng tăm, đất đai, cây cối, v.v…

  1.  Ghép hai tiếng không nghĩa.

Thí dụ: chuồn chuồn, nòng nọc, chôm chôm, v.v…

  1.  Ghép nhiều tiếng.

Thí dụ: ký nhi viện, bảo sanh viện, đại học đường, thừa phát lại, hàng không mẫu hạm, v.v…

  1.  Phiên âm ngoại ngữ.

Thí dụ: xà-bông, ô-tô, ti-vi, cà-phê, v.v…

GIỐNG VÀ SỐ CỦA DANH TỪ

Trong những ngôn ngữ đa âm, người ta phân biệt danh từ giống đực, danh từ giống cái, danh từ số nhiều, danh từ số ít nhờ hình thức của tiếng danh từ. Trong Việt Ngữ hình thức tiếng danh từ không cho ta nhận định được về giống và số của tiếng danh từ. Hơn nữa, giống và số tiếng danh từ không ảnh hưởng đến những tiếng khác trong câu về phương diện văn phạm. Đặt vấn đề giống và số của tiếng danh từ chỉ để cho học sinh tiện so sánh với các sinh ngữ khác mà thôi.

GIỐNG (ĐỰC VÀ CÁI)

Những danh từ chỉ sự vật không phân biệt giống.

Đối với các loài sinh vật, người ta có thể phân biệt giống nhờ những tiếng đứng kế cận (trước hay sau) hay do ý nghĩa của chính tiếng đó.

Có ba loại tiếng chỉ giống đực hay giống cái: loại dùng cho người, loại dùng cho thú vật, và loại dùng cho loài chim.

  1.   Về người, có các tiếng: đàn ông, đàn bà, trai, gái, nam, nữ, cô, chú, thầy, v.v…

Thí dụ: học trò con trai, sư bà, bác gái, v.v…

  1.   Về thú vật, có các tiếng: đực, cái (hoặc nái).

Thí dụ: chó cái, bò đực, heo nái, v.v…

  1.   Về chim, có các tiếng: trống, mái.

Thí dụ: gà trống, gà mái, v.v…

SỐ

Người ta phân biệt được một danh từ ở số nhiều:

  1.  Khi có tiếng mạo từ những, các.

Thí dụ: những mái nhà, các thanh niên v.v…

  1.  Khi danh từ được lập lại.

Thí dụ: năm năm, tháng tháng, ngày ngày, chiều chiều, sáng sáng, trưa trưa, v.v…

  1.  Nhờ các tiếng đệm kèm theo những tiếng cây, thợ, bạn, v.v.. làm cho người đọc hoặc người nghe hiểu danh từ theo nghĩa số nhiều.

Thí dụ: cây cối, thợ thuyền, bạn bè, v.v…

  1.  Theo ý nghĩa trong câu.

Thí dụ: nhà bôi mặt đá nhau. (Hiểu theo nghĩa số nhiều vì khi gà đá nhau, ít nhất phải có hai con gà.)

CÔNG DỤNG CỦA DANH TỪ

Trong một mệnh đề, tiếng danh từ có thể giữ những nhiệm vụ sau đây:

  1.  Chủ Từ

Thí dụ:

Bà Nữ Oa đội đá vá trời.

Nhóm danh từ bà Nữ Oa là chủ từ của hai động từ đội .

  1.  Thuộc Từ – Tiếng danh từ đứng làm thuộc từ cho một chủ từ khi động từ của mệnh đề là một động từ chỉ trạng thái.

Thí dụ:

Em là con gái nhà giàu. (ca dao)

con gái: thuộc từ của chủ từ em.

 

Nó có vẻ con nhà tử tế.

con nhà: thuộc từ của chủ từ .

  1.  Phụ Thích Từ – Khi một danh từ đứng sau một danh từ khác và cả hai đồng thời chỉ cùng một nhân vật hay sự vật thì tiếng danh từ đứng sau là phụ thích từ của danh từ đứng trước.

Thí dụ:

nước Việt Nam, sông Bạch Đằng.

Trong câu trên đây, Việt Nam là phụ thích từ của nước. Bạch Đằng là phụ thích từ của sông.

 

Nước Việt Nam, nước tôi, dân Việt Nam, dân tôi, tôi thương mến với tất cả tâm hồn tôi.

Trong câu trên đây, các tiếng Việt Namnước là phụ thích từ của tiếng nước thứ nhất; các tiếng Việt Nam, dân là phụ thích từ của tiếng dân thứ nhất.

  1.  Túc Từ – Danh từ có thể là túc từ.

− Của tĩnh từ – Thí dụ: giàu lòng từ thiện.

− Của động từ – Thí dụ: tôi mua sách.

− Của danh từ – Thí dụ: cây nhà, lá vườn.

  1.  Hô Khởi Từ – Hô khởi từ là tiếng dùng để gọi cho người ta chú ý đến.

Thí dụ:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

(ca dao)

Bầu ơi! Thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(ca dao)

 

Thường thường, một tiếng danh từ đứng riêng rẽ không đủ để hoàn thành một nhiệm vụ trong mệnh đề. Chủ từ hay túc từ trong mệnh đề thường là những nhóm tiếng: nhóm chủ từ, nhóm túc từ, v.v...

Thí dụ:

Bọn học sinh vui vẻ ra về.

Trong câu trên đây, hai danh từ bọn học sinh, danh từ nào là chủ từ của động từ ra về?

Chủ từ của động từ ra về là nhóm tiếng: bọn học sinh.

Các nhà văn phạm gọi những nhóm tiếng ấy là nhóm nhiệm vụ.

ĐẠI DANH TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Đại danh từ đứng thay thế tiếng danh từ.  Có hai thứ đại danh từ:  nhân vật danh đại danh từchỉ định đại danh từ.

NHÂN VẬT ĐẠI DANH TỪ

NGÔI

Nhân vật đại danh từ dùng để xưng hô hay để chỉ người hay sự vật thay thế cho tiếng danh từ.

Nhân vật đại danh từ có ba ngôi:

  1.  Ngôi thứ nhất chỉ nhân vật hay những nhân vật tự xưng hô.

Thí dụ:

Tôi là một học sinh trung học. (ngôi thứ nhất, số ít)

Chúng tôi vâng lời thầy. (ngôi thứ nhất, số nhiều).

Ngôi thứ nhất gồm có các tiếng:  tôi, ta, tao, tớ, chúng ta, chúng mình, bọn ta, v.v…

  1.  Ngôi thứ hai chỉ nhân vật hay những nhân vật mà mình đang đối thoại với.

Thí dụ:

Anh học ở trường nào?  (ngôi thứ hai, số ít)

Các anh từ đâu đến?  (ngôi thứ hai, số nhiều)

Ngôi thứ hai gồm có các tiếng:  mày, mi, ngươi, con, em, cháu, chúng mày, các ngươi, các con, v.v...

  1.  Ngôi thứ ba chỉ nhân vật hay những nhân vật mà người ta không trực tiếp đối thoại với.

Thí dụ:

vắng mặt cả tuần nay. (ngôi thứ ba, số ít)

Chúng nó rủ nhau đi chơi rồi. (ngôi thứ ba, số nhiều)

Ngôi thứ ba gồm có các tiếng:  nó, hắn, y, chúng nó, họ, bọn chúng, tụi nó, v.v…

CÁCH DÙNG

Một số nhân vật đại danh từ chỉ dùng cho một ngôi nào nhất định trong ba ngôi như tôi ở ngôi thứ nhất, mày ở ngôi thứ hai, nó ở ngôi thứ ba.  Tuy nhiên có những tiếng có thể dùng chung cho hai hoặc ba ngôi:

  1.  Dùng cho cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai:  con, mình, v.v...

Thí dụ:

Đầu xuân con biết mẹ đang buồn.  (ngôi thứ nhất)

 

Con ơi!  Muốn nên thân người,

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha. (ngôi thứ hai)

Dùng cho cả ngôi thứ hai và ngôi thứ ba:  ngài, người, chàng, nàng, v.v...

Thí dụ:

Chàng ơi!  Biết nỗi nước này cho chưa?  (ngôi thứ hai)

Chàng vốn con nhà danh gia vọng tộc.  (ngôi thứ ba)

 

Xin ngài chấp nhận cho!  (ngôi thứ hai)

Tôi đã đến hầu ngài về chuyện đó. (ngôi thứ ba)

Dùng cho cả ba ngôi:  ông, cha, thầy, chú, anh, em, v.v…

Thí dụ:

Xin thầy cho em nghỉ ngày mai. (ngôi thứ hai)

Thầy không có quyền cho con nghỉ, con hãy lên xin ban giám đốc. (ngôi thứ nhất)

Con đã xin thầy rồi mà thầy nói thầy không có quyền. (ngôi thứ ba)

CHỈ ĐỊNH ĐẠI DANH TỪ

Chỉ định đại danh từ là tiếng đứng thay tiếng danh từ và có một nghĩa chỉ định.  Có ba loại chỉ định đại danh từ:  Chỉ thị đại danh từ, nghi vấn đại danh từ, và phiếm chỉ đại danh từ.

  1.  Chỉ Thị Đại Danh Từ

Chỉ thị đại danh từ là tiếng chỉ vào một người hay một sự vật mà người ta nói đến.  Những tiếng chỉ thị đại danh từ là:  này, kia, nọ, ấy, đó, cái này, cái kia, cái đó, v.v…

Thí dụ:

Đó là điều tôi muốn nói với anh.

Cái này là một kỷ vật của cha tôi để lại.

  1.  Nghi Vấn Đại Danh Từ

Nghi vấn đại danh từ là tiếng dùng để hỏi thay thế cho tiếng danh từ trong một mệnh đề.  Những tiếng nghi vấn đại danh từ là:  ai, gì (chi), những ai, những gì, v.v..

Thí dụ:

Ai nói đó?

Ông muốn ?

  1.  Phiếm Chỉ Đại Danh Từ

Phiếm chỉ đại danh từ là tiếng dùng để chỉ một hay nhiều người, hoặc thú vật mà người ta không biết rõ.

  1.  Phiếm chỉ đại danh từ dùng chỉ người – Những phiếm chỉ đại danh từ để chỉ riêng về người là:  ai, ai nấy, nấy, người, người ta, thiên hạ, người ta ai, kẻ..kẻ, kẻ..người, ai cả (ai cả chỉ dùng trong các câu phủ định), v.v…

Thí dụ:

Đèn nhà ai nhà nấy sáng.

Làm ơn cho người, tu đức cho mình.

Kẻ gồng người gánh.

Tôi không ghét ai cả.

Không nên lẫn lộn phiếm chỉ đại danh từ người, nhân vật đại danh từ người và loại từ riêngngười.

Thí dụ:

Cười người hôm trước hôm sau người cười. (phiếm chỉ đại danh từ)

Cha tôi rất thương yêu tôi, người hy sinh suốt đời cho tôi. (nhân vật đại danh từ)

Ông ta chỉ là một người thợ nghèo khổ. (loại từ riêng)

  1.  Phiếm chỉ đại danh từ chỉ thú vật – Chỉ thú vật, có các phiếm chỉ đại danh từ:  con..con, con nào con nấy, con nào, v.v…

Thí dụ:

Kìa một đàn bò, con thì đứng ở trên bãi cỏ, con thì đứng bên mép ruộng, con thì chạy dung dăng…

Một bầy chó, con nào con nấy ốm tong teo…

Bầy heo của bà, con nào cũng mập.

  1.  Phiếm chỉ đại danh từ chỉ sự vật – Phiếm chỉ đại danh từ chỉ sự vật gồm có các tiếng: cái..cái, cái nào cái nấy, cái nào, cái gì, cái gì cả, gì cả, gì nấy, v.v…

Thí dụ:

Trong nhà ông ấy chưng bày cái gì cũng đẹp.

Tôi không thấy gì cả.

Vào trong tiệm thấy cái nào cũng muốn mua.

  1.  Phiếm chỉ đại danh từ chỉ chung cho người, thú vật và sự vật – Để dùng chung, ta có các tiếng:  cả, cả thẩy, tất, tất cả, hết, hết thẩy, hết cả.  Những tiếng này là số mục chỉ định từ khi đứng trước tiếng danh từ, là phiếm chỉ đại danh từ khi đứng thay thế tiếng danh từ làm chủ từ hay túc từ.

Thí dụ:

Tất cả hãy đứng dậy!

ĐỘNG TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Động từ chỉ hành động hay trạng thái của chủ từ.  Người ta nói:  động từ chỉ cái dụng của chủ từ.

Thí dụ:

Mỗi ngày, Tâm ăn hai chén cơm.

Ngày ngày, mẹ dệt vải cho tới khuya.

CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ

Căn cứ vào sự lập thành tiếng động từ, người ta chia ra:  động từ đơn, động từ ghépquán ngữ động từ.

– Động Từ Đơn – Động từ đơn được lập thành bằng một tiếng duy nhất với ý nghĩa đầy đủ, riêng biệt.

Thí dụ:  hỏi, thưa, đi, chạy, ăn, chơi, v.v…

– Động Từ Ghép – Động từ ghép gồm nhiều tiếng kết hợp lại thành một "đơn vị ý tưởng".

Thí dụ:  học hành, chiến đấu, hữu sản hóa, v.v…

– Quán Ngữ Động Từ – Quán ngữ động từ gồm nhiều tiếng kết hợp lại, để diễn tả những ý tưởng đi chung với nhau.

Thí dụ:  đi học, xử kiện, đi làm ăn, đánh cá, đánh thức, ăn nói, tỏ vẻ, có bộ, có thể, v.v…

 

Căn cứ vào ý nghĩa, người ta chia ra:  hành động động từtrạng thái động từ.

– Hành Động Động Từ – Diễn tả hành động của tiếng chủ từ.

Thí dụ:

Lỡ Làng

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em lấy chồng, anh tiếc lắm thay.

 

Ba đồng một miếng trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

 

cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

– Trạng Thái Động Từ – Chỉ một hiện trạng hay một biến thái của nhân vật hay sự vật đứng làm chủ từ.  Những động từ chỉ trạng thái gồm có:  là, trở nên, trở thành, tỏ vẻ, tỏ bộ, xem như, trông chừng như, v.v…

Thí dụ:

Sau chiến tranh hắn trở nên giàu có.

Anh phải tỏ vẻ khép nép.

CÁCH LẬP THÀNH ĐỘNG TỪ GHÉP

Động từ được ghép theo các phương thức sau đây:

– Động từ + động từ:  buôn bán, xây dựng, đả phá, học hành, v.v…

– Động từ + tiếng đệm:  la lối, chạy chọt, nói năng, xin xỏ, khóc lóc, rêu rao, v.v…

– Do hai tiếng không có nghĩa kết hợp lại:  chiêm bao, mặc cả, ăn năn, phàn nàn, ba hoa, xầm xì,v.v…

– Danh từ ghép hoặc tĩnh từ ghép + hóathần thánh hóa, thi vị hóa, hữu sản hóa, v.v…

– Các động từ ghép mà tiếng thứ hai (động từ, tĩnh từ hay danh từ) có công dụng làm trọn ý nghĩa của tiếng thứ nhất là những quán ngữ động từ.  Thí dụ:  ăn xin, ăn bớt, đi chơi, làm nũng, nói dối, nói thật, bủa lưới, ở tù, làm quan, v.v…

ĐỘNG TỪ KHÔNG CHỦ TỪ

Trong Việt ngữ, có nhiều cách dùng động từ không chủ từ, trong những trường hợp sau đây:

– Với động từ có chỉ sự hiện diện.

Thí dụ:

đêm thơ thẩn một mình,

Ở đây thức cả năm canh rõ ràng.

– Khi động từ diễn tả một chân lý phổ thông.

Thí dụ:

Ăn cây nào rào cây ấy.

– Khi người ta không muốn lập lại chủ từ hai ba lần trong một câu.

Thí dụ:

Thỉnh thoảng, nàng ngừng lại, không nói nữa, thở vì đã nói nhiều, như thể là nàng mệt vìleo lên xuống những bậc núi…

Trong câu trên đây có 5 động từ mà chỉ có hai tiếng chủ từ nàng.

– Khi người nói hay viết có dụng ý không dùng chủ từ để người nghe hay người đọc tự hiểu ngầm.

Thí dụ:

Đi không há lại trở về không?

Cái nợ cầm thư phải trả xong!

Nguyễn Công Trứ

– Khi động từ được dùng như một mệnh lệnh.

Thí dụ:

Đứng lại!

Ngồi nán lại chút nữa đã!

Ca lên đi!

TÚC TỪ CỦA ĐỘNG TỪ

Động từ có năm loại túc từ:

1.  Sự vật túc từ

2.  Phát phó túc từ

3.  Trường hợp túc từ

4.  Tự khởi túc từ

5.  Tương hỗ túc từ

SỰ VẬT TÚC TỪ

Sự vật trực tiếp túc từ – Thụ nhận tác dụng trực tiếp của động từ (không qua trung gian một giới từ).

Thí dụ:

Tôi đánh .

Ông ấy làm nhà.

 

Em ơi em ở lại nhà,

Vườn dâu em hái, mẹ già em thương.

Sự vật gián tiếp túc từ – Thụ nhận một cách gián tiếp tác dụng của động từ (qua trung gian một giới từ).

Thí dụ:

Tôi nghĩ tới anh luôn luôn.

Chúng tôi nói nhiều về anh.

PHÁT PHÓ TÚC TỪ

Phát phó túc từ đứng sau tiếng cho, thụ nhận tác dụng của động từ, với ý nghĩa có lợi hay có hại cho nhân vật hay sự vật thụ nhận.

Thí dụ:

Bà ấy may áo cho con.

Con: phát phó túc từ.

Áo: sự vật trực tiếp túc từ.

 

Đánh cho ba roi.

: phát phó túc từ.

Roi: sự vật trực tiếp túc từ.

Trong một mệnh đề có phát phó túc từ, thường thường có sự vật túc từ kèm theo.

TRƯỜNG HỢP TÚC TỪ

Trường hợp túc từ cho biết trong trường hợp nào tác dụng của động từ được thực hiện.  Có nhiều thứ trường hợp túc từ.

– Trường hợp túc từ chỉ thời gian: Ngày mai trời lại sáng.

– Trường hợp túc từ chỉ nơi chốn: Tôi mua vật này ở ngoài chợ.

– Trường hợp túc từ chỉ phương tiện: Cái giường này làm bằng sắt.

– Trường hợp túc từ chỉ mục đích: Cây viết dùng để viết.

– Trường hợp túc từ chỉ sự đồng hành: Tôi đi chợ với mẹ tôi.

– Trường hợp túc từ chỉ thể cách: Nó làm bài với sự hăng say.

– Trường hợp túc từ chỉ giá tiền: Nó mua cuốn sách này một trăm đồng.

TỰ KHỞI TÚC TỪ

Tự khởi túc từ là tiếng túc từ chỉ cùng một nhân vật hay sự vật với tiếng chủ từ, nghĩa là tác dụng của động từ lại trở về với chủ từ.

Thí dụ:

Mèo khen mèo dài đuôi.

Mình không thương mình thì ai thương cho.

Với tự khởi túc từ, người ta dùng đại danh từ tự đứng trước tiếng động từ.

Thí dụ:

tự rước khổ vào thân.

Mình tự hại mình thì còn than trách vào đâu.

Tôi tự xét thấy mình có lỗi.

Như vậy, tự khởi túc từ là một nhóm tiếng: tự..mình, tự..mày, tự..nó, v.v. hay một tiếng tự đơn độc.

Thí dụ:

tự lại.

tự tử.

tự làm khổ.

TƯƠNG HỖ TÚC TỪ

Tương hỗ túc từ là khi chủ từ ở số nhiều và tác dụng của động từ lại trở về với chủ từ, nhưng các nhân vật hoặc sự vật đứng làm chủ từ lại chia thành nhiều phía và ảnh hưởng lẫn nhau qua tác dụng của động từ.  Tương hỗ túc từ được thể hiện bằng đại danh từ nhau.

Thí dụ:

Các con nên thương yêu nhau.

Các con nên thương yêu lẫn nhau.

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 

Thương nhau cởi áo cho nhau,

Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.

Quán ngữ tương hỗ đại danh từ:  Người ta thường thêm các trạng từ lộn, lẫn, hay các quán ngữ lộn với,lẫn với trước đại danh từ nhau để có những quán ngữ đại danh từ tương hỗ.

Thí dụ:

Chúng nó cãi lộn nhau suốt ngày.

Chúng nói luôn luôn tranh chấp lẫn nhau.

Hai thứ rượu này pha lẫn với nhau uống ngon lắm.

Hai thứ gạo này trộn lộn với nhau dễ bán.

Tương hỗ đại danh từ nhau có thể là

– Túc từ của động từ: Gà nhà bôi mặt đá nhau.

– Túc từ của tĩnh từ: Đừng buồn nhau nữa nhé!

– Túc từ của danh từ: Không nên nói điều xấu của nhau ra!

THỂ CỦA ĐỘNG TỪ

Động từ có hai thể:

1.  Thể Tác Động – Động từ ở thể tác động khi chủ từ làm chủ hành động do tiếng động từ thể hiện.

Thí dụ:

đánh tôi.

Tôi yêu cầu cô hát cho tôi nghe.

2.  Thể Thụ Động – Động từ ở thể thụ động khi chủ từ thụ nhận hành động do tiếng động từ thể hiện.

Thí dụ:

Tôi bị đánh.

Cô ấy được yêu cầu hát một lần nữa.

Các trợ động từ quy định thể thụ động.  Để có thể thụ động, người ta dùng các trợ động từ:  được, bị, phải, mắc.

Thí dụ:

Cô ấy được yêu cầu hát một lần nữa.

Kẻ phạm phát đã bị bắt giữ.

mắc lừa.

Không nên lầm lẫn thể thụ động và nghĩa đặc biệt của các động từ được, bị, mắc, phải ở thể tác động.

Thí dụ:

Tôi được du lịch nhiều lần ở Nhật Bổn (được với ý có lợi).

Tôi bị sống xa nhà nhiều năm (bị với ý thua thiệt).

Tôi phải làm việc vất vả suốt ngày (phải với ý bắt buộc).

Tôi mắc tiếp khách suốt chiều nay (mắc với ý bận rộn).

Chủ Động Túc Từ – Trong một mệnh đề mà tiếng động từ dùng ở thể thụ động, chủ từ thụ nhận hành động do động từ thể hiện, tiếng đứng làm chủ hành động do động từ thể hiện sẽ là một tiếng túc từ được gọi là chủ động túc từ.

Tiếng chủ động túc từ đứng trước tiếng động từ chính và sau tiếng trợ động từ.  Vì vị trí của nó nên nhiều người lầm tưởng tiếng chủ động túc từ là chủ từ của động từ chính.

Thí dụ:

Tôi được thầy khen.

Tôi bị thầy phạt.

THÌ VÀ CÁCH CỦA ĐỘNG TỪ

Trong các ngôn ngữ đa âm, động từ biến dạng để chỉ vị trí thời gian của hành động do động từ thể hiện.  Sự biến dạng ấy gọi là biến dạng theo thì.  Hành động lại diễn tiến với sự uyển chuyển của ý nghĩa tiếng động từ và động từ lại biến dạng để chỉ sự uyển chuyển ý nghĩa ấy, đó là cách của động từ.  Động từ Việt Ngữ không biến dạng nhưng có những phương cách để chỉ thì và cách của động từ.

THÌ CỦA ĐỘNG TỪ

Bình thường, người ta hiểu thì của động từ tùy ý nghĩa của đoạn văn hay lời nói:

Thí dụ:

Năm ấy, tôi sống tại một miền thôn quê hẻo lánh. (quá khứ)

Thôi xa rồi những ngày cắp sách đến trường. (quá khứ)

Biết đâu một ngày nào đó, ta không còn ham thích sự vui chơi phù phiếm. (tương lai)

Tuy nhiên, nếu có dụng ý nhấn mạnh vị trí thời gian của hành động, người ta có thể dùng các trạng từ sau đây:

Hiện để chỉ thì hiện tại: Cha tôi hiện còn sống.

Sẽ để chỉ thì tương lai: Tôi sẽ đi xa nay mai.

Sắp để chỉ một tương lai rất gần: Trời sắp mưa.

Ngay để chỉ một tương lai kế cận: Đừng nói nữa, tôi đi ngay bây giờ.

Đã để chỉ thì quá khứ:  Ông ấy đã qua đời.

Vừa, mới để chỉ một qua khứ gần: Tôi vừa ăn xong.  Tôi mới ăn xong.

CÁCH CỦA ĐỘNG TỪ

Trong Việt Ngữ, động từ có bốn cách là:  mệnh lệnh cách, tiến hành cách, liên tiếp cáchnhu ý cách.

1.  Mệnh Lệnh Cách – Là lối dùng tiếng động từ để thể hiện một mệnh lệnh hay một lời yêu cầu.

Thí dụ:

Nào chúng ta đứng lên!

Về ăn cơm!

Chúng ta đi thôi!

Sau đây là các phương thức dùng động từ ở mệnh lệnh cách:

– Dùng động từ không chủ từ.

Thí dụ:

Đi!  Đứng lại!  Ngồi xuống!  v.v…

Khoan khoan! Ngồi đó chớ ra!

– Thêm trạng từ hãy trước động từ.

Thí dụ:

Hãy sống cho xứng đáng.

Anh hãy nghe tôi.

– Dùng động từ có chủ từ nhưng nhờ ý nghĩa của lời nói người ta biết đó là một mệnh lệnh.

Thí dụ:

Em ơi!  Em ở lại nhà

Vườn dâu em hái, mẹ già em thương.

– Thêm các trạng từ đã, cái đã, đi, đi đã, đi cái đã, v.v.. ở cuối mệnh đề và có tiếng hãy hoặc không tiếng hãy trước động từ.

Thí dụ:

Ăn đi!  Ăn đã!  Ăn cái đã!

Ăn đi đã! Ăn đi cái đã!

Hãy ăn điHãy ăn đi đãHãy ăn đi cái đã!  v.v…

– Để thể hiện một lời yêu cầu, người ta dùng động từ xin trước mệnh đề.

Thí dụ:

Xin anh cứ tưởng bạn anh

Tuy giam hãm thân trong cảnh nặng nề,

Vẫn để hồn theo người lận đận.

Vẫn hằng trông đếm bước anh đi…

Thế Lữ

Mệnh lệnh cách phủ định:  muốn có mệnh lệnh cách phủ định, người ta thêm các tiếng:  đừng, chớ, không được.

Thí dụ:

Đừng sợ, chớ sợ.

Khi ta đi vắng, các con không được quấy phá nhé!

2.  Tiến Hành Cách – Tiến hành cách là lối dùng động từ để thể hiện một hành động diễn tiến song song với một hành động khác hay đang diễn tiến lúc người ta nói.

Thí dụ:

Hiện tại:         Tôi đang làm việc đây!

Quá khứ:        Hôm qua nó đến lúc tôi đang ngủ.

Tương lai:      Chiều nay, muốn gặp tôi anh phải đến lúc tôi đang làm việc.

3.  Liên Tiếp Cách – Liên tiếp cách là lối dùng động từ để thể hiện một hành động lập đi lập lại.  Muốn dùng động từ ở liên tiếp cách người ta dùng những phương thức sau đây.

– Với một số động từ, người ta lập lại động từ một lần nữa và thêm sau các tiếng .. đi .. lại.

Thí dụ:

Viết đi viết lại.

Làm đi làm lại có bấy nhiêu điều.

Dặn đi dặn lại thật kỹ càng.

– Lập lại tiếng động từ.

Thí dụ:

Tôi thấy nó cặm cụi viết viết cái gì đó.

– Với một số động từ ghép, người ta lập lại mỗi tiếng hai lần hay lập lại cả hai tiếng và lần thứ hai đảo vị trí các tiếng trong động từ ghép ấy.

Thí dụ:

cười cười nói nói luôn mồm.

cười nói, nói cưòi như một người điên.

4.  Nhu Ý Cách – Nhu ý cách là lối xử dụng tiếng động từ với ý nghĩa nhẹ đi.  Muốn có nhu ý cách, người ta lập lại tiếng động từ một lần nữa.

Thí dụ:

Tôi thấy nó cười cười mà không biết nó cười cái gì.

Cái quạt máy hỏng rồi, nó quay quay một chút rồi đứng lại.

THÌ VÀ CÁCH ÁP DỤNG CHO TĨNH TỪ

Trong Việt Ngữ, tiếng tĩnh từ chỉ cái thể của chủ từ nên cũng có thì và cách như động từ.

1.  Thì

Quá khứ: Nó đã khổ nhiều.

Tương lai: Nó sẽ khổ.

Hiện tại: Nó khổ.

Với tĩnh từ, người ta không dùng tiếng hiện đứng trước.  Nếu muốn nhấn mạnh thì hiện tại, ta phải dùng quán ngữ hiện đang:

hiện đang buồn khổ.

2.  Cách

Mệnh lệnh cách: Vui lên đi nào anh em ơi!

Đừng buồn nữa!

Tiến hành cách: Nó đang buồn.

Liên tiếp cách: Nó buồn buồn rầu rầu cả ngày.

Nhu ý cách: Trông nó buồn buồn.

ĐỘNG TỪ BIẾN LOẠI

Động từ có thể biến loại để trở thành danh từ, trạng từ, giới từ hoặc liên từ.

1.  Danh Từ:  Động từ biến loại thành danh từ khi đứng trước nó có các loại từ như:  cái, cách, cuộc, sự, việc, người, nhà v.v…

Thí dụ:

cái ăn, cái mặc, cách cư xử, cuộc thi, việc cai trị, sự sống, người đi đường, nhà khảo cổ, v.v…

2.  Trạng từ:  Những tiếng động từ như:  đi, về, lại, qua, có, được, mất, phải có thể biến thành trạng từ để phụ nghĩa cho một động từ đứng trước nó.

Thí dụ:

Đã đi thì đi luôn đừng có trở về.

Làm lại một lần nữa.

Nói qua một lần mà thôi.

Đi về sao chẳng về đi.

Trong câu trên, Các tiếng đi (đi về), về (về đi) là động từ.  Tiếng về (đi về) và tiếng đi (về đi) cuối câu là trạng từ phụ nghĩa cho các động từ đứng trước.

3.  Giới từ:  Những động từ như để, cho, về, ở, khỏi, đến, tới, lên, xuống, ra, vào, v.v. biến thành giới từ khi nó đứng sau động từ để nối động từ với túc từ.

Thí dụ:

Tôi học để vui lòng cha mẹ.

Đưa cuốn sách cho tôi.

Anh vừa nói về ai?

4.  Liên từ:  Động từ có thể biến thành liên từ khi nó nối liền hai tiếng cùng một tự loại hay hai mệnh đề với nhau.

Thí dụ:

Nói làm liền.

Anh nên hiểu rằng tôi chỉ muốn điều tốt cho anh.

TĨNH TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Tĩnh từ chỉ tính chất, hình dáng hay màu sắc của người, thú vật và sự vật.  Trong mệnh đề, tĩnh từ có thể thay thế động từ.  Trong trường hợp đó, người ta nói tĩnh từ chỉ cái thể của chủ từ.

Tĩnh từ được thể hiện dưới ba hình thức sau đây:

1.     Tĩnh từ đơn – Tĩnh từ đơn được lập thành bằng một tiếng duy nhất:

Thí dụđẹp, xấu, trắng, đen, sướng, khổ, v.v…

2.     Tĩnh từ ghép – Tĩnh từ ghép được lập thành bằng hai hay nhiều tiếng:

Thí dụ:   buồn bã, đơn sơ, xam xám, vô vị lợi, v.v…

3.     Quán ngữ tĩnh từ – Quán ngữ tĩnh từ gồm có một tĩnh từ kết hợp với một danh từ để chỉ một tính chất đặc biệt của danh từ:

Thí dụ:  người tốt số, bạn hữu tốt bụng, thầy thuốc mát tay, một kẻ to gan lớn mật, tay còn trắng tay, v.v…

Quán ngữ tĩnh từ còn có thể là những tiếng thuộc tự loại khác kết hợp thành một nhóm tiếng có ý nghĩa và công dụng như một tĩnh từ.

Thí dụmột cái tin sét đánh, hạng người giá áo túi cơm, một việc làm giết người, một tin đồn chết người, v.v...

 

CÁCH GHÉP CÁC TĨNH TỪ

Sau đây là cách ghép các tĩnh từ:

1.     Động từ + danh từ:  hiếu học, cứu thương, v.v…

2.     Tĩnh từ + danh từ:  hư thân, xấu bụng, tốt số, v.v…

3.     Các tiếng Hán Việt vô, phi, hữu + danh từ:  vô chủ, vô đạo, vô thần, vô danh, phi pháp, phi đạo đức, phi luân lý, hữu danh, hữu hiệu, hữu ích, hữu tài, v.v…

4.     Tiếng Hán Việt bất + tĩnh từ hay động từ:  bất thường, bất tường, bất xứng, bất diệt, bất tử, v.v…

5.     Tĩnh từ + tĩnh từ:  tốt đẹp, hư hỏng, bằng phẳng, v.v…

6.     Danh từ + danh từ:  đài các, phong trần, ruột thịt, danh giá, v.v…

7.     Động từ + động từ:  ăn chơi (một người ăn chơi), chải chuốt (hình dong chải chuốt), sinh tử (một vấn đề sinh tử), trôi chảy (lời văn trôi chảy), v.v..

8.     Tiếng có nghĩa + tiếng đệm hoặc tiếng đệm + tiếng có nghĩa:  nết na, xấu xa, lạnh lùng, nóng nảy, khờ khạo, v.v…

9.     Hai tiếng cùng không có nghĩa kết hợp với nhau:  lẩn thẩn, vớ vẩn, hậm hực, ỏn ẻn, nhõng nhẽo, véo von, v.v…

10.   Lập lại tiếng tĩnh từ đơn một lần nữa để làm nhẹ bớt ý nghĩa:  đen đen, đỏ đỏ, giông giống, chua chua, ngồ ngộ, đèm đẹp, v.v…

11. Một tiếng trạng từ nói lắp lại và ý nghĩa mạnh hơn tiếng trạng từ gốc:  non nỏn, thoăn thoắt, lồng lộng (trạng từ:  nỏn, thoắt, lộng), v.v...

Trong hai trường hợp 10 và 11, một trong hai tiếng của tĩnh từ ghép có thể biến thanh hoặc biến cả thanh lẫn âm:

Biến thanh:  nho nhỏ, mơn mởn, v.v...

Biến cả thanh lẫn âm:  đèm đẹp, vằng vặc, v.v...

ĐẲNG CẤP NGHĨA TIẾNG TĨNH TỪ

Nghĩa tiếng tĩnh từ có ba đẳng cấp:

1.  Xác Định Đẳng Cấp – Đó là ý nghĩa bình thường của tiếng tĩnh từ không thêm một tiếng gì khác để so sánh hay chỉ định mức độ.

2.  Tỉ Hiệu Đẳng Cấp – Dùng để so sánh hơn kém.

3.  Tối Cao Đẳng Cấp – Dùng để so sánh cùng với một toàn thể và chỉ một mức độ tột cùng hoặc để chỉ một mức độ rất cao.

TỈ HIỆU ĐẲNG CẤP

Tỉ hiệu đẳng cấp có ba bậc:  bậc hơn, bậc ngangbậc kém.

– Bậc hơn:  Dùng trạng từ hơn đúng sau tiếng tĩnh từ:

Thí dụ:

Ba thông minh hơn Tư.

Sách của tôi đẹp hơn sách của anh.

– Bậc ngang:  Dùng trạng từ bằng, như, ngang đứng sau tiếng tĩnh từ:

Thí dụ:

Em tôi cao bằng tôi.

Đèn đuốc sáng như ban ngày.

Nó học giỏi ngang anh nó.

– Bậc kém:  Dùng trạng từ thua, kém đứng sau tiếng tĩnh từ hoặc các tiếng không bằng, không ... như, đâu ... bằng.

Thí dụ:

Thúy Vân đẹp thua Thúy Kiều.

Cô em đẹp kém cô chị.

Sông Đồng Nai dài không bằng sông Cửu Long.

Nhà tôi không giàu như nhà anh.

Nhà tôi đâu giàu bằng nhà anh.

TỐI CAO ĐẲNG CẤP

Tối cao đẳng cấp có hai thứ:

– Tuyệt Đối Tối Cao Đẳng Cấp – Chỉ mức độ rất cao trong ý nghĩa tiếng tĩnh từ và không có sự so sánh.  Để có tuyệt đối tối cao đẳng cấp, người ta dùng những tiếng trạng từ:  rất, rất ư là, chí, tối, cực, thậm đứng trước tiếng tĩnh từ hay những trạng từ lắm, quá, đáo để, vô cùng, vô số hoặc các trạng từ tuyệt, đại.

Thí dụ:

rất giỏi, cực hay, chí tôn, giỏi lắm, khôn đáo để, thông minh vô cùng, đông vô số.

– Tỉ Hiệu Tối Cao Đẳng Cấp – Chỉ mức độ tột cùng hơn kém trong sự so sánh.  Tỉ hiệu tối cao đẳng cấp có hai bậc:  tối cao tối thấp.

– Bậc tối cao – Người ta dùng các tiếng: nhất, hơn cả, hơn hết cả, v.v… đứng sau các tĩnh từ.

Thí dụ:

Anh ấy giỏi nhất lớp.

Cây này cao hơn cả.

Thằng bé này khôn ngoan hơn hết cả anh em trong nhà.

– Bậc tối thấp – người ta dùng các tiếng:  kém nhất, kém hơn cả, bét cùng, hạng bét, v.v…

Thí dụ:

Hàng vải này bền kém hơn cả mọi loại hàng khác.

Anh hùng gì tên đó!  Nếu xét về lòng can đảm, nó là người can đảm hạng bét.

CÔNG DỤNG CỦA TĨNH TỪ

Tiếng tĩnh từ giữ ba nhiệm vụ trong mệnh đề sau đây:

– Chỉ cái thể của chủ từ – Tĩnh từ chỉ cái thể của chủ từ khi thay thế động từ trong mệnh đề.

Thí dụ:

Cô ấy đảm đang lắm.

Còn ngoài xa thì sương đêm mờ mờ.

Trong hai câu trên đây, tĩnh từ đảm đang chỉ cái thể của chủ từ ; tĩnh từ mờ mờ chỉ cái thể của chủ từ sương.

– Đứng làm hình dung từ – Khi tiếng tĩnh tữ đứng bên cạnh danh từ mà danh từ ấy lại là chủ từ hay túc từ của một động từ hay tĩnh từ khác.

Thí dụ:

Giáo sư phạt những học sinh lười biếng.

Bà ấy khổ vì đàn con hư hỏng.

Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết; nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.

Trong ba câu thí dụ trên đây:

Lười biếng: Tĩnh từ ghép, đứng làm hình dung từ cho danh từ học sinh.

Hư hỏng: Tĩnh từ ghép, đứng làm hình dung từ cho danh từ con.

Dữ: Tĩnh từ đơn, đứng làm hình dung từ cho nhóm danh từ mẹ chồng.

– Đứng làm thuộc từ – Nếu tĩnh từ đứng sau một động từ chỉ trạng thái, nhiệm vụ của nó gọi là thuộc từ.

Thí dụ:

Cậu ấy trở nên gầy yếu sau nhưng năm cơ cực.

Cái nhà này trông như mới.

Con đường này trông đẹp lắm.

Ta nhận thấy trong thí dụ thứ ba tiếng trông không chỉ một hành động mà chỉ một trạng thái.  Tiếng đẹp phụ thuộc vào tiếng đường nhiều hơn tiếng trông cho nên tiếng đẹp là thuộc từ của chủ từ đường.  So sánh hai câu:

Con đường này đẹp lắm.

Con đường này trông đẹp lắm.

Ta thấy ý nghĩa không khác nhau bao nhiêu.

VỊ TRÍ TIẾNG TĨNH TỪ

Tiếng tĩnh từ thường đứng sau tiếng danh từ hay đại danh từ mà nó phụ thuộc.  Tuy nhiên, một số tĩnh từ đứng trước tiếng danh từ để lập thành những quán ngữ tĩnh từ và nhiều khi có ý nghĩa khác hẳn trường hợp bình thường.

lớn người: vóc người to cao.

mát tay: làm giỏi, làm khéo.

tốt thầy, tốt tiền, tốt của v.v…: tốt ở đây có nghĩa là có nhiều.

trắng răng: còn nhỏ tuổi.

xanh mặt: có ý nói sợ hãi lắm.

đẹp mặt: vẻ vang.

to mồm: nói to tiếng.

rộng chân: tự do muốn làm gì thì làm.

thối mồm: hay nói bậy.

TÚC TỪ CỦA TĨNH TỪ

Trong Việt Ngữ, tĩnh từ quan trọng tương đương với động từ.  Bởi vậy, tĩnh từ cũng có các loại túc từ của động từ.

– Sự vật túc từ:  Nó nghèo của nhưng giàu con.

– Trường hợp túc từ:

buồn rầuân hận. (trường hợp túc từ chỉ nguyên nhân)

vui sướng suốt buổi chiều hôm qua. (trường hợp túc từ chỉ thời gian)

TĨNH TỪ BIẾN LOẠI

Biến loại là từ một tự loại này đổi sang một tự loại khác, chẳng hạn như một tiếng nguyên là một danh từ biến thành một tĩnh từ.  Tiếng tĩnh từ có thể biến loại để trở thành danh từ hay trạng từ.

– Tĩnh từ biến loại để thành danh từ:  Tĩnh từ được đặt sau các loại từ cái, điều, sự, việc biến loại để thành danh từ.

Thí dụ:

Cái đẹp, cái xấu, cái oai, cái hèn v.v…

Điều tốt, điều xằng bậy, điều lành, điều dữ, v.v…

Việc hay, việc dở, việc phải, việc trái v.v…

– Tĩnh từ biến loại để thành trạng từ:  Do cách dùng trong mệnh đề, tiếng tĩnh từ có thể biến thành trạng từ.

Thí dụ:

Ăn to, nói lớn, hát hay, đẹp huy hoàng, làm dở, v.v…

LOẠI TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Loại từ là tiếng đứng trước tiếng danh từ để chỉ định danh từ ấy thuộc về loại nào.  Có hai thứ loại từ: loại từ chungloại từ riêng.

LOẠI TỪ CHUNG

Loại từ chung đứng trước tiếng danh từ để chỉ định tiếng danh từ ấy thuộc về một loại lớn bao gồm nhiều động vật hay sự vật khác nhau.  Đó là các loại từ:  con, cái.

– Con – Loại từ con đứng trước tiếng danh từ để chỉ cung các loại động vật và một số vật có hình thể tựa như biết chuyển động hay là chuyển động lúc được sử dụng.

Thí dụ:

con người, con thú, con chó, con mèo, v.v…

con đường, con sông, con dao, con roi, con tàu, v.v…

– Cái – Loại từ cái đứng trước các danh từ chỉ sự vật hay con vật rất bé nhỏ.

Thí dụ:

cái bàn, cái ghế, cái ao, cái nhà, v.v…

cái phúc, cái tội, cái ăn, cái mặc, v.v…

cái chấy, cái kiến, v.v…

Không nên lầm lẫn tiếng cái loại từ chung với tiếng cái mạo từ và tiếng cái danh từ.

Thí dụ:

Anh Hùng mua một cái ghế.  (loại từ chung)

Cái ghế này đẹp quá.  (mạo từ)

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng. (danh từ;  cái: mẹ.)

 

LOẠI TỪ RIÊNG

Loại từ riêng thường do các tiếng khác biến loại (danh từ, tĩnh từ) và được dùng đứng trước những danh từ, chỉ những người, những động vật, sự vật cùng một loại, một giống, một hạng đặc biệt.  Ta có thể chia ra các loại từ riêng sau đây:

– Chỉ Người – Có các tiếng người, ông, bà, cố, cụ, đức, thầy, cô, chú, bác, thằng, con, đứa, cái v.v…

Thí dụ:

người làm công, bán hàng, cậu học trò, đức thánh Trần, chị bán chè, thằng cu, cái Oanh, v.v…

Cái loại từ riêng chỉ cô gái nhỏ.

– Chỉ Các Con Vật – Có các tiếng:  chim, cá, rắn, v.v…

Thí dụ:

chim cút, chim bồ câu, rô, lóc, rắn hổ mang, rắn lục, v.v…

– Chỉ Thực Vật – Có các tiếng:  cây, hoa (bông), quả (trái), lá, v.v…

Thí dụ:

cây thông, hoa hồng, trái xoài, chuối, v.v…

– Chỉ Sự Vật – Có các tiếng:  tờ, mảnh, miếng, manh, sợi, cuộn, quyển, v.v…

Thí dụ:

tờ giấy, mảnh vải, miếng cơm, manh áo, sợi tơ, cuộn chỉ, quyển sách.

– Chỉ Sự Việc – Có các tiếng:  sự, việc, điều, cuộc, vẻ, v.v…

Những loại từ riêng này thường chỉ đứng trước những danh từ trừu tượng và là những danh từ do động từ hay tĩnh từ biến loại.

Thí dụ:

sự sống, sự chết, sự hy sinh.

việc làm ăn, việc buôn bán, việc học hành.

điều thiện, điều ác, điều xằng bậy.

cuộc thi đua, cuộc đấu giá.

vẻ đẹp, vẻ thanh cao.

– Chỉ Các Danh Từ Số Nhiều

Chỉ người có các tiếng:  toán, lũ, bọn, tụi, v.v…

Chỉ loài vật có các tiếng:  đàn, bầy, v.v…

Chỉ thực vật có các tiếng:  chùm, cụm, buồng, v.v…

Chỉ đồ vật có các tiếng:  mớ, đống, v.v…

Thí dụ:

toán lính, đàn chim, chùm hoa, mớ quần áo.

Loại từ riêng trong tiếng Việt rất nhiều, không nhất định là những tiếng nào và đều có nguồn gốc là danh từ.  Vì vậy, khi một loại từ riêng đi với một danh từ thì rất dễ lẫn với danh từ ghép.  Tuy nhiên, ta có thể căn cứ và hai nguyên tắc căn bản sau đây để phân biệt.

– Khi loại từ đi với danh từ thì tiếng trước phụ nghĩa cho tiếng sau.  Khi là danh từ ghép thì tiếng sau phụ nghĩa cho tiếng trước, hoặc cả hai tiếng có nghĩa ngang nhau.

Thí dụ:

sợi tơ:  loại từ + danh từ (sợi phụ nghĩa cho tơ).

bút chì:  danh từ ghép (chì phụ nghĩa cho bút).

– Khi loại từ đi với danh từ thì không có một ý phải hiểu ngầm giữa hai tiếng.  Khi là danh từ ghép thì có một ý phải hiểu ngầm giữa hai tiếng.

Thí dụ:

cây cam, vẻ đẹp:  loại từ + danh từ (ta không thể hiểu là cây bằng cam, vẻ của đẹp).

xe điện, thợ mộc:  danh từ ghép (ta phải hiểu là xe chạy bằng điện, thợ làm đồ gỗ).

MẠO TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Mạo từ là tiếng đứng trước một danh từ đã được chỉ định hay người ta muốn chỉ định.

Thí dụ:

Cái thằng này hư quá!

Ông già nọ hỏi tôi:  Cái thằng Đạt chăn trâu!  Nhớ ta không?

CÁC TIẾNG MẠO TỪ

Những mạo từ thường dùng là:  cái, các, những.  Các mạo từ chỉ dùng trong một số thành ngữ hay trong những trường hợp đặc biệt là:  chư, liệt, quý.

Thí dụ:

Những loài giá áo túi cơm sá gì!

Các bạn thân mến.

Thưa quý vị, kính cáo cùng liệt vị, chư tăng trong chùa.

Ý NGHĨA CÁC TIẾNG MẠO TỪ

Mạo từ dùng để nhấn mạnh ý nghĩa tiếng danh từ.  Ta hãy so sánh các câu sau đây:

Tôi không ưa ông ấy.

Tôi không ưa cái ông ấy.

 

Thầy nói:  tôi rất ghét học sinh lười biếng.

Thầy nói:  tôi rất ghét những học sinh lười biếng.

 

CÁI (MẠO TỪ) VÀ CÁI (LOẠI TỪ)

Không nên lầm lẫn mạo từ cái (đứng trước một danh từ đã được chỉ định) và loại từ cái (đứng trước một danh từ không được chỉ định).

Cái nhà này lớn quá!  (cái: mạo từ)

Tôi có một cái nhà.  (cái: loại từ)

NHỮNG VÀ CÁC

Những các đều đứng trước tiếng danh từ để chỉ số nhiều, nhưng tiếng các đứng trước những danh từ chỉ những người hay sự vật mà người ta đã biết rõ rồi.

Thí dụ:

Những người ra đi vì non sông đất nước…

Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi…

CHỈ ĐỊNH TỪ

ĐỊNH NGHĨA

Chỉ định từ là tiếng đứng trước hoặc sau danh từ để chỉ cho ta biết rõ vật hay sự việc mà danh từ dùng để gọi là vật hay sự việc nào, có rõ rệt, nhất định hay không, hoặc là bao nhiêu, nhiều hay ít.

Theo định nghĩa trên, ta phân biệt bốn loại chỉ định từ là:

  1. Chỉ thị chỉ định từ
  2. Phiếm chỉ định từ
  3. Nghi vấn chỉ định từ
  4. Số mục chỉ định từ

CHỈ THỊ CHỈ ĐỊNH TỪ

Chỉ thị chỉ định từ là những tiếng đứng sau danh từ để định rõ vật hay sự việc mà danh từ được dùng để gọi là vật hay sự việc nào, nghĩa là không thể lẫn với vật hay sự việc khác.

Các tiếng chỉ thị chỉ định từ là:

Này, Ni:  Để chỉ vật hiện ở trước mặt ta; để chỉ việc ta đang làm; để chỉ thời gian hiện tại.

Thí dụ:

Cái bút này hỏng rồi.

Việc này khó.

Bữa ni nóng dữ.

Ấy, Đó, Nớ, Kia, Tê:  Để chỉ vật ta đã biết rõ nhưng ở xa, phải chỉ vào mà nói; để chỉ việc ta đang bàn tới; để chỉ thời gian nhất định nào đó trong quá khứ hoặc tương lai (trừ chữ kia).

Thí dụ:

Tôi mua cái áo kia.

Việc ấy xong rồi.

Hôm đó tôi đi vắng.

Chữ kia, tùy theo nghĩa của nó, khi là chỉ thị chỉ định từ khi là phiếm chỉ định từ (thí dụ: ngày kia, con sẽ lớn khôn).

Rày, Nay:  Để chỉ thời gian hiện tại.

Thí dụ:

Ngày rày nó biếng học.

Hôm nay đẹp trời.

Nãy:  Để chỉ thời gian vừa qua.

Thí dụ:

Ông ấy về hồi nãy.

PHIẾM CHỈ ĐỊNH TỪ

Phiếm chỉ định từ là những tiếng đứng sau danh từ để cho biết vậy hay sự việc mà danh từ được dùng để gọi là bất cứ vật nào hoặc sự việc nào, nghĩa là không nhất định.

Các phiếm chỉ định từ là:  chi, , nào.

Thí dụ:

Cái chi tôi cũng ăn được.

Việc tôi cũng có thể làm được.

Ði đường cũng về đến nhà.

Quả nào cũng ngọt.

Ngoài ra, các tiếng kia nọ cũng có nghĩa của phiếm chỉ định từ.

Thí dụ:

Hai anh em nhà kia.  (không rõ là nhà nào)

NGHI VẤN CHỈ ĐỊNH TỪ

Nghi vấn chỉ định từ là những tiếng đứng sau hoặc trước danh từ để hỏi cho biết vật hoặc việc mà danh từ được dùng để gọi là vật nào, việc nào, bao nhiêu…

Các tiếng nghi vấn chỉ định từ là:  chi, , , nào, mấy, bao nhiêu.

Thí dụ:

Cô hỏi chuyện chi?

Nó đi đường ?

Em bao nhiêu tuổi?

SỐ MỤC CHỈ ĐỊNH TỪ

Số mục chỉ định từ là những tiếng chỉ định danh từ bằng cách cho biết về số lượng hay số thứ tự: khi cho biết về số lượng thì gọi là lượng số chỉ định từ, khi cho biết về số thứ tự thì gọI là thứ tự chỉ định từ.

  1. Lượng Số Chỉ Định Từ

– Cho biết một số lượng nhất định thì có các số đếm.

Thí dụ:

Ði chơi ba ngày.

Ăn hết hai quả cam.

– Cho biết về một số lượng ít thì có các tiếng:  ít, mấy, vài, dăm ba

Thí dụ:

dăm ba người đến.

– Cho biết về số lượng nhiều thì có các tiếng:  nhiều, lắm, đa số

Thí dụ:

Lắm kẻ bất mãn.

Nhiều kẻ sa đọa.

– Ðể chỉ đơn vị (trong một toàn thể) thì có các tiếng:  mỗi, từng, nào (cũng).

Thí dụ:

Mỗi người cầm một lá cờ.

Người nào cũng siêng.

– Ðể chỉ toàn thể thì có các tiếng:  mọi, cả, tất cả, hết thẩy...

Thí dụ:

Cả nhà đi ngủ.

– Ðể chỉ về phân số thì có các phân số.

Thí dụ:

Ba phần tư dân số làm nghề nông.

– Ðể chỉ về bội số thì có các bội số.

Thí dụ:

Gấp năm số tiền ấy vẫn chưa đủ tiêu.

  1. Thứ Tự Chỉ Định Từ

Ðể chỉ về số thứ tự thì có các số thứ tự.

Thí dụ:

Ngày rằm là ngày giữa tháng.

Người thứ năm làm đúng.